Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Mạnh dạn thay đổi công việc

(VietQ.Vn) - Bạn là một nhà kinh doanh.Bạn muốn thay đổi công việc phù hợp với bản thân. Đừng lo lắng. Hãy suy nghĩ tích cực và mạnh dạn thực hiện.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Quản lý nguồn nhân lực (SHRM), khoảng 19% người lao động Mỹ không hài lòng với công việc của họ. Hầu hết các nhân viên đều muốn thay đổi một công việc mới ưu tiên các khoản bồi thường công bằng, an toàn lao động, có cơ hội để sử dụng kỹ năng của họ một cách hiệu quả, và có mối quan hệ tốt với cấp trên.



Bạn muốn có một công việc làm hài lòng bạn 81%. Sau đây là 4 lời khuyên từ các chuyên gia phát triển chuyên môn và nhân sự cho những ai muốn thay đổi công việc thành công.

Lời khuyên đầu tiên: Đừng để bị loại chỉ vì bộ hồ sơ

Chia sẻ gần đây của Laszlo Bock –lãnh đạo bộ phận nhân sự của Google đã thu hút nhiều người đọc trên mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn.Bài viết đề cập những sai lầm phổ biến nhất của ứng viên khi làm hồ sơ xin việc.

Sau đây là một số tiêu chuẩn cho hồ sơ của bạn.

Chính tả: Bạn nghĩ bạn sẽ không mắc phải lỗi chính tả bởi vì bạn liên tục sửa đổi? Hãy nghĩ lại. Bài chia sẻ đề cập "Thực tế, những người cẩn thận chuẩn bị hồ sơ xin việc lại đặc biệt dễ mắc lỗi này vì đó là kết quả của việc chỉnh sửa hồ sơ liên tục hết lần này đến lần khác.&Rdquo; Laszlo Bock khuyên nên đọc hồ sơ của bạn từ dưới lên để phát hiện từng lỗi nhỏ.

Độ dài: Bạn chỉ cần một trang sơ yếu lý lịch cho mười năm kinh nghiệm làm việc. Sơ yếu lý lịch dài hơn sẽ không được đọc, ông Bock nhắc nhở chúng ta rằng "mục đích duy nhất của một hồ sơ xin việc là để giúp bạn có được một cuộc phỏng vấn. "Vì vậy, không cần phải đề cập đến câu chuyện cuộc sống của bạn.

Bảo mật: Không cung cấp bất kỳ thông tin nào về công ty bạn đã từng làm việc nếu công ty đó đưa ra chính sách bảo mật. Một bản sơ yếu lý lịch như vậy ngay lập tức sẽ bị từ chối.

Mẹo thứ hai: Đừng để lo âu về việc thay đổi công việc lấn át bạn

Susan Biali, bác sĩ của trang Physical Today khuyến cáo, nên viết ra chính xác những gì bạn đang sợ. Một khi nỗi sợ hãi được liệt kê, rõ ràng ngay cả khi bạn gặp phải những tình huống tệ nhất của bạn thì đó cũng chưa phải là sự kết thúc.

Bà nhấn mạnh "Bất cứ lúc nào bạn ra ngoài vùng thoải mái của bạn,bạn sẽ cảm thấy lo lắng. Bạn cảm thấy lo lắng không có nghĩa là điều xấu sẽ xảy ra."Biali cũng đối chiếu kinh nghiệm cá nhân với sự lo lắng:" Hầu hết thời gian, lo lắng có nghĩa là một cái gì đó thực sự tuyệt vời đang xảy ra và rằng tôi đang di chuyển qua lãnh thổ mới theo những giấc mơ của tôi.

"Khi những thay đổi lớn đang diễn ra sẽ kèm theo sự lo lắng. Hãy nhớ: nhận ra nó, nhưng không cúi đầu trước nó.

Mẹo thứ ba: Không nói dối

Trong bài đăng trên LinkedIn của mình, Bock cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của trung thực khi nộp hồ sơ cho công việc mới.Nếu bạn đang mong muốn thay đổi công việc để sử dụng phù hợp hơn các kỹ năng, tài năng, và điểm tốt của bạn, bạn không còn lựa chọn nào khác là có một cái nhìn trung thực vào những yếu tố này. Làm thế nào để bạn có thể chọn một công việc thử thách nhưng ý nghĩa nếu như bạn không chắc chắn cái gì ý nghĩa và thách thức bạn?

Theo cố vấn lãnh đạo Kathleen O'Grady của công ty Raleigh Coaching, không bao giờ được thỏa hiệp về những giá trị đích thực của bạn. Cô phân tích "Nếu công việc bạn làm để kiếm sống một là giúp bạn tăng thu nhập bên cạnh đó còn là nghề có đạo đức tuyệt đối thì bạn đã tìm thấy tiếng gọi đích thực của cuộc sống của bạn. Đừng nghe người khác và hãy bắt đầu lắng nghe chính mình. Bạn chính là chuyên gia có trình độ duy nhất có thể dẫn dắt cuộc đời bạn. "

Mẹo thứ tư: Tự đánh giá bản thân

Nếu bạn có một thời gian khó khăn để tìm ra những gì bạn muốn thay vì những gì bạn phải làm, hãy sử dụng một trong rất nhiều bản tự đánh giá trực tuyến. Những câu đố được thiết kế đơn giản để giúp bạn suy nghĩ về những gì bạn thích, bạn thấy cuộc sống chuyên môn của bạn như thế nào,các kỹ năng của bạn ở đâu, và ngành công nghiệp thích hợp với bạn.

Thậm chí nếu bạn đã cảm thấy thoải mái trong ngành công nghiệp của bạn,việc xem xét lại giá trị cốt lõi, thế mạnh, và mục tiêu nghề nghiệp của bạn với một đánh giá đơn giản có thể sẽ có ích cho bạn.

Cuối cùng, tìm kiếm một công việc mới xứng đáng hơn thì trong tầm tay của bạn. Hãy suy nghĩ tích cực, đúng với giá trị của bạn, và thực hiện nó.

Ánh Nguyệt  

Quy trình đánh giá công việc đưa ra chỉ tiêu cho các bộ phận

Quy trình đánh giá công việc đưa ra chỉ tiêu cho các bộ phận: marketing, kinh doanh, online marketing, kế toán,   nhân sự   , chăm sóc khách hàng... Hiện tại khá nhiều công ty chỉ áp 1 mức là chỉ tiêu theo doanh số hay khách hàng mới cũ mà nhân viên đang đảm nhận, điều này đúng với kinh doanh nhưng liệu marketing, và nhân sự, kế toán có chính xác không ?

Một công ty muốn giữ chân nhân viên lâu dài, mọi người làm việc theo hiệu quả công việc thông qua các chỉ tiêu hàng tháng của mình thì công ty nên phân tích công việc đưa ra bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc,  từ 02 bảng trên sẽ có được bảng kết quả công việc hay là chỉ tiêu theo công việc, từ đó mà có mức đánh giá và áp chỉ tiêu đúng theo công việc mà nhân viên đó đảm trách. Sau đây là các quy trình đánh giá và áp chỉ tiêu cho nhân viên, bộ phận công ty:

Bước 01: xem xét lại công việc hiện tại của bộ phận, nhân viên đang đảm trách, dựa vào bảng mô tả công việc sẽ đưa ra được kết quả cuối cùng của bộ phận đó là gì? và lợi ích mang lại công ty? từ đó đưa ra chỉ tiêu của cá nhân, bộ phận.

Bước 02: rà soát lại năng lực làm việc của ứng viên hiện tại với chỉ tiêu mà công ty mong muốn
Chú ý: áp cao hơn 1 chút so với năng lực hiện tại của ứng viên, nhằm gây áp lực và đốc thúc nhân viên thể hiện hết mình.

Bước 03: Xem xét hiệu suất làm việc của ứng viên so với những bộ phận, nhân viên còn lại của công ty. Có 3 trường hợp:
- Năng lực của ứng viên cao hơn nhân viên hiện tại thì áp mức thưởng cao hơn gấp 2 lần so với nhân viên hiện tại nhằm khích lệ cả hệ thống làm việc.
- Nếu năng lực của ứng viên bằng so với nhân viên hiện tại => trả thưởng theo quy định hiện tại của nhân viên công ty.
- Nếu năng lực của ứng viên thấp hơn so với mặt bằng chung của công ty => tiến hành mức thưởng theo % đạt được và tìm người thay thế.

Bước 04: Ban hành chính sách thưởng phải ban bố rộng toàn bộ phận, phòng ban liên quan và có phê duyệt của giám đốc.

Sau đây là một vài chỉ tiêu của các bộ phận thông thường trong các công ty hiện nay, mong giúp ích được phần nào cho các bạn khi đánh giá nhân viên đưa ra chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu bộ phận kinh doanh:
+ Doanh số.
+ Khách hàng đang làm việc.
+ Khách hàng mới.
+ Độ phủ sản phẩm.

- Chỉ tiêu bộ phận marketing:
+Chương trình marketing thực hiện trong tháng, quý, năm.
+% Doanh số tăng lên sau khi thực hiện chương trình.
+ % Thị phần công ty nắm giữ.
+ Mở rộng kênh phân phối.
+ Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

- Chỉ tiêu bộ phận online marketing:
+ Số lượng từ khóa nằm trên google.
+ Số lượng người truy cập vào website hàng ngày.
+ Số page view.
+ Doanh số bán hàng online (dành cho nhân viên bán hàng online)

- Chỉ tiêu bộ phận thiết kế: 
+ Số lượng sản phẩm hoàn thành.
+ Chương trình marketing, doanh số mang lại được từ các banner quảng cáo hấp dẫn.
+ Các hỗ trợ thúc đẩy marketing, R& D

- Chỉ tiêu bộ phận Sale Admin:
+ Doanh số áp xuống.
+ Số lượng đơn hàng đã hoàn thành theo %
+ Tần suất làm việc: báo cáo hàng hóa, tổng hợp doang số, tổng hợp nợ...

Đây là những chỉ tiêu thông thường của nhân viên kinh doanh, marketing, mà chúng ta hay gặp trong các công ty, hy vọng phần nào giúp các bạn có cách nhìn nhận đánh giá đúng hơn về chỉ tiêu công việc của bộ phận mình.

P5Media

0 nhận xét :

Đăng nhận xét