Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2023

  Vai trò của Thẻ điểm cân bằng (BSC) là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Vai trò của BSC 

1.1 BSC là một hệ thống quản lý 

BSC đơn giản là một hệ thống quản lý chiến lược, đây là phương pháp giúp chiến lược thành các mục tiêu và hành động cụ thể. Bên cạnh đó, BSC còn giúp doanh nghiệp giám sát, thiết lập và theo dõi các chiến lược của mình. Đồng thời, BSC loại bỏ những thứ thừa thãi, sắp xếp công việc theo mục tiêu chung. 

1.2 BSC là một hệ thống đo lường

BSC là gì? BSC là một thước đo dùng để đo lường nguồn lực, hoạt động đang triển khai đến đâu và năng suất, hiệu dủa công việc thế nào. BSC cũng là công cụ đánh giá quy trình thực tế với chiến lược đã đặt ra. Do đó, BSC cho phép doanh nghiệp nhìn ra tương lai và viễn cảnh của chiến lược. 

Từ Thẻ điểm cân bằng BSC, doanh nghiệp xác định được liệu kết quả có đạt được như mục tiêu đã đề ra hay không. Song song với KPI, BSC là công cụ giúp biến chiến lược của doanh nghiệp thành hiện thực. 

1.3 BSC là một công cụ trao đổi thông tin

BSC đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi thông tin trong doanh nghiệp. Khi chưa áp dụng BSC, dưới 50% nhân viên hiểu đúng về kế hoạch của tổ chức. Và sau một năm sử dụng BSC, đã có gần 87% người hiểu về kế hoạch cụ thể đó của doanh nghiệp. 

Vì vậy, BSC giúp trao đổi thông tin. Nó giúp mọi cá nhân nhận thức đúng và hiểu rõ hơn về chiến thuật, hoạt động cụ thể đang diễn ra. Từ đó, BSC giúp nhân viên định vị được thương hiệu và vai trò của mình trong doanh nghiệp. 

Tóm lại, BSC là một hệ thống quản lý, một hệ thống đo lường và một công cụ trao đổi thông tin. 

2. Cấu trúc Thẻ điểm cân bằng (BSC) 

2.1 Thước đo khách hàng 

Bạn nghĩ yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến một doanh nghiệp? Chính xác, đó là khách hàng bởi vì họ là người tạo nên doanh thu cả hiện tại và trong tương lai. Khi đáp ứng nhu cầu và làm thỏa mãn khách hàng đó đã là thành công của doanh nghiệp.

Thước đo khách hàng trong BSC dùng để đo lường thông qua công việc giám sát mức độ thỏa mãn, hài lòng của khách hàng. Cụ thể: số lượng khách hàng mới là bao nhiêu?, mức độ hứng thú của khách hàng với sản phẩm như thế nào?, ... 

2.2 Thước đo tài chính

Tài chính là nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của chiến lược và là mảnh ghép quan trọng trong BSC. BSC với thước đo tài chính giúp doanh nghiệp đo lường, kiểm tra các kết quả về mặt tài chính. Một số chỉ tiêu có thể kể tới như lợi nhuận, vốn, nợ, tăng trưởng, dòng tiền hoạt động, ... 

2.3 Thước đo quá trình nội bộ

Với thước đo nội bộ, doanh nghiệp có thể đo lường chỉ số trong quá trình trọng tâm của doanh nghiệp. Ví dụ: hiệu suất, tỷ lệ sai sót, năng lực hoạt động, thời gian chu trình, thời gian phản hồi đơn hàng, ... 

2.4 Thước đo học tập và phát triển

Đây là cách doanh nghiệp hướng dẫn, đào tạo nhân viên của mình. Đồng thời, là cách doanh nghiệp sử dụng tri thức của nhân viên để đạt được hiệu quả như mong muốn. Khía canh này là lợi thế để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Vậy nên, nó là nền tảng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. 

0 nhận xét :

Đăng nhận xét